doraemon-ra-doi

Doraemon ra đời như thế nào?

Chia sẻ ngay tới bạn bè nha ^^~

Ý tưởng ra đời Doremon (Doremon)

Ngày ấy ở Nhật Bản có một ông họa sĩ chuyên sáng tác tranh truyện cho trẻ em. Đã nhiều đêm ông mất ngủ vì chưa tìm được một nhân vật tâm đắc.

Đêm nay cũng thế, ông không ngủ được, đầu óc cứ lan man, suy nghĩ, căng thẳng tìm hình tượng nhân vật. Bỗng “meo! meo!” một chú mèo hoang mò vào. Nó leo lên lòng ông tìm chỗ ngủ. Mệt mỏi, ông họa sĩ thiếp đi lúc nào không biết. Tang tảng sáng gà gáy ò ó o…

– “Trời nguy quá! Mình ngủ quên – tới giờ đi làm rồi…”

Ông bật dậy bước xuống nhà…

Oái! Ông đá phải con lật đật, đồ chơi của cô con gái để ngay chân cầu thang… Kính coong!… Tiếng nhạc vang lên từ con lật đật. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu ông họa sĩ… Mèo và lật đật! Lật đật và mèo! Tại sao lại không nhỉ? Đúng rồi, một sự kết hợp tuyệt vời… Ta đã có nhân vật: MỘT CON MÈO MÁY THÔNG MINH, TINH NGHỊCH! – Một người bạn gần gũi và thân thiết của trẻ em. Thế là Doremon, chú mèo kỳ diệu, nhân vật chính của câu chuyện này đã ra đời như thế đấy!

CÂU CHUYỆN BẮT ĐẦU…

y-tuong-ra-doi-doraemon
Ý tưởng ra đời Doraemon (trang 4-5 Doremon 1992 Tập 1: Chiếc khăn biến hóa)

Lịch sử ra đời Doremon (Doraemon)

Trên đây là câu chuyện thú vị về hoàn cảnh ra đời của Doremon (trong khuôn khổ website này mình xin phép được gọi như vậy thay vì Doraemon như bản gốc, bởi đây là cái tên đã gắn bó quá lâu với ký ức tuổi thơ của mình) được giới thiệu trong cuốn truyện đầu tiên được NXB Kim Đồng phát hành tại Việt Nam mang tên: ĐôRêMon – Chiếc khăn biến hóa.

Doremon là tác phẩm để đời của Fujiko Fujio, bút danh chung của hai họa sĩ manga Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo. Và chi tiết chú mèo và con lật đật ở trên xuất phát từ chính ngôi nhà của Fujimoto. Từ ý tưởng ấy, tác giả sử dụng một số yếu tố có trong manga trước đây của ông là “Q-taro” – nội dung xoay quanh một con ma sống chung với người – với công thức lặp lại tương tự. Có thể nói, Doremon là kết quả của những trải nghiệm, những kinh nghiệm từ những sai lầm trong cuộc đời sáng tác trước đó, kết cục giúp ông tìm ra được loại hình phù hợp nhất với phong cách và khả năng của mình: slice of life (đời thường).

hai-tac-gia-truyen-doraemon-fujiko-fujio
Hiroshi Fujimoto (trái) và Motoo Abiko sáng tác Doraemon dưới bút danh Fujiko Fujio

Ban đầu Doraemon không được đón nhận

Doremon được sáng tác từ tháng 12 năm 1969, đăng trên tạp chí CoroCoro Comic của nhà xuất bản Shogakukan. Ban đầu, tác phẩm không được quá nhiều người quan tâm và đón nhận. Sau đó, dần dần thị hiếu của độc giả tăng dần cùng mức độ phổ biến của Anime và phim chiếu rạp, bộ truyện ngày càng được hâm mộ và đánh giá cao. Điều này giúp tác phẩm được kéo dài thêm 27 năm nữa (tháng 4 năm 1996) khi tác giả qua đời.

doraemon-vol-0
Bìa cuốn Doraemon Vol 0 - Ấn bản đặc biệt kỉ niệm 50 năm ngày Doraemon xuất bản tại Nhật Bản

Không biết là do tác giả chưa kịp hoàn thành phần kết, hay thực sự Doremon là bộ truyện không có điểm kết thúc, nhưng chính điều này tạo nên sức hấp dẫn rất riêng cho toàn bộ tác phẩm. Yagi Ryūichi và Yamazaki Takashi, đạo diễn của Stand by Me Doraemon đã nói rằng: “Doremon chỉ có một phần mở đầu duy nhất trong khi phần kết thúc đã được viết và sửa đi sửa lại nhiều lần”. Trên các diễn đàn Internet, hàng trăm cái kết được fan-made với rất nhiều kịch bản hay – dở khác nhau, thậm chí có những bản được lưu hành rộng khắp ở mọi nơi.

Xin giới thiệu một trong cái kết ấn tượng nhất, các bạn ghé đọc tại đây nha: Phần kết của Doremon.

>>> Ghé thăm gian hàng Dorahome trên ShopeeLazada

shopee-button-dorahome-shoplazada-button-dorahome-shop

Chia sẻ ngay tới bạn bè nha ^^~

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *